KyThuatQGNTSaiGon  
 
  Nghiã Tình Thầy Trò 01/22/2025 1:45pm (UTC)
   
 

Vòng Tay Thầy Trò Kỹ Thuật

Nghiã Tình Thầy Trò
San Jose, 9 tháng 3, 2007

Phải đợi đến ngày thứ Bảy, 21 tháng Mười năm 2006, gần ba trăm người là những cựu học sinh trường Quốc Gia Nghĩa Tử mới có cơ hội gặp nhau trong một bữa tiệc hội ngộ đầy cảm xúc và đáng nhớ tại nhà hàng Kobé, Thung Lũng Hoa Vàng San José. Các anh chị ấy đến từ những nơi khác như Los Angeles, Seatle, Texas, Washington DC, Canadạ Có cả con gái của một anh QGNT đến từ Việt Nam. Một số giáo sư chúng tôi - mà các anh chị bắt liên lạc được – cũng đã được mời tới tham dự: giáo sư Phan Văn Cự, Hoàng Xuân Thiệu, Ngô Đúc Hải, Nguyễn Khoan Hồng, Lê Quốc Tấn, Phạm Bảo Ngọc, Trương Đạm Tuyết… Và tôi nữa, người gắn bó nhất với ngôi trường vì tôi đã dạy học rồi làm hiệu trưởng trong suốt mười hai năm,

 Tờ tuần báo VietTribune đã có bài tường thuật:
“cuộc hội ngộ này thật đặc biệt vì sau 31 năm họ mới được gặp nhau, lần đầu tiên hơn một nửa đời người .Và điểm đặc biệt thứ hai vì họ là những người mồ côi chạSự mồ côi này đáng nói lắm:cha của những con người nam nữ gặp nhau hôm nay là những quân nhân của quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh…hiệu Trưởng của trường QGNT,thày Đặng Trần Dư, đã nói: “vào những năm 63, 64 ở đường Nguyễn Văn Thoại(1) có ngôi trường và tôi làm việc ở đó.Hình ảnh những bà mẹ đầu còn quấn khăn tang, tay dắt những em nhỏ 13,14 tuổi tới trường xin học là hình ảnh còn mãi trong tôi cho đến ngày hôm nay.Ngoài nhiệm vụ của một thày giáo, tôi nhận ra rằng ngôi trường và các thày cô ở đây còn mang lại tình thương thay thế cho người cha…”đúng vậy,gia đình các em QGNT ngày trước là những gia đình kém may mắn nhất trong một đất nước đầy bất hạnh.Chính vì vậy,các em đã cố gắng không ngừng nghỉ để trở nên những con người hữu ích cho xã hộịThời gian xa cách nhau quá lâu nên ở “những con người nam nữ” trang trọng trong những bộ lễ phục kia, chúng tôi đã không nhận ra những em nhỏ thân thương của tôi ngày trước.
Sau lễ chào cờ là phút mặc niệm tưởng nhớ những thày đã qua đời cũng như than phụ của các QGNT đã hy sinh.Một tờ tuần báo khác VTIMES Weekly đã tường thuật:“…các cựu học sinh sau 31 năm mới gặp lại nhau, tóc không còn màu xanh nhưng tình nghĩa anh em vẫn đầy như ngày nào khi còn chung một mái trường tuổi nhỏ.Họ xúc động nghẹn ngào nắm tay nhau, miệng cười nhưng mắt họ sũng nước…” Tờ báo cũng nhắc lại lời phát biểu của chị đại diện QGNT:“hôm nay trong bầu không khí than mật tràn đầy niềm vui của ngày hội, dường như còn âm vang ẩn hiện những nụ cười than mến của thày cô trong suốt bao năm trời dưới mái trường than thương.Chúng em xin được gửi lòng tri ân đến tất cả quý thày cô đã hướng dẫn và dạy dỗ chúng em nên người…”Tiếp theo là những lời tri ân tương tự của một cựu học sinh khác, hiện nay là một tiến sĩ vật lý của Hoa Kỳ.
Cuộc họp mặt đã kéo dài quá nửa đêm có chương trình văn nghệ “cây nhà lá vườn” với giọng ca của các cựu học sinh Trần Quảng Nam, Sonia Thanh Thủy, Tú Minh…có màn bán đấu giá khá vui và sôi động để gây quỹ cho kỳ đại hội năm tới - năm 2007 - tại Nam Cali: chỉ hai món quà nhỏ đã bán được gần 5000 đô lạ Có một cựu học sinh đã lên sân khấu cởi bộ vest đang mặc để cho thấy xuất hiện bên trong bộ đồng phục màu xanh của học sinh trường Kỹ Thuật QGNT ngày xưa với đầy đủ phù hiệu và bảng tên. Và cảm động nhầt là tiết mục “trả Ơn Thày” : các học trò - tuổi đời ngày nay đã trên năm mươi - tiến đến bên bàn thày cô để gắp thức ăn và mời rượu chúng tôị
Sau đây là bài phát biểu của tôi trong tiệc hội ngộ:“các em Quốc Gia Nghĩa Tử thân mến,
Trước hết tôi cảm ơn các em đã cho tôi cơ hội gặp lại các em cũng như các thày cô và quý vị thân hữu chiều tối ngày hôm naỵ Tôi xin được dành một hai chục phút để nió lên những cảm nghĩ của tôi cũng như để nhắc nhớ tới những kỷ niệm xa xưa khi tôi còn được gần gũi dìu dắt các em Quốc Gia Nghĩa Tử thân thương.
Tôi là một quân nhân nhưng được Bộ Quốc Phòng biệt phái ngoại ngạch đi dạy học trong suốt mười hai năm ngay từ 1963 khi trường Quốc Gia Nghĩa Tử mới được thành lập. Tôi dạy học, rồi làm hiệu trưởng tại trường Phổ Thông cho tới năm 1970 tôi qua làm hiệu trưởng trường Kỹ Thuật.
Tôi còn nhớ năm đầu tiên đó: tình hình chánh trị miền Nam Việt Nam cực kỳ rối ren, một quộc đảo chánh do các tướng lãnh chủ xướng đã lật đổ chế độ của Tổng Thống Ngô Đình Diệm.Và cũng vào thời điểm này, trường Phổ Thông Quốc Gia Nghĩa Tử khai giảng niên khoá đầu tiên. Con đường Nguyễn Văn Thoại (nay là Lý Thường Kiệt Quận Tân Bình) trên lộ trình tôi tới dạy học, hồi đó hai bên còn là những diện tích rừng cao su chứ không san sát nhà ở hay tiệm buôn như bây giờ. Trường sở vừa xây cất xong nên các bức tường còn thoang thoảng mùi vôi, các cánh cửa và bàn ghế học sinh còn thoang thoảng mùi sơn. Nhưng hình ảnh khiến tôi nhớ nhất, không quên được đó là hình ảnh sau này: hình ảnh các bà mẹ, đầu còn chit khăn tang màu trắng đưa các em nhỏ, trai có, gái có khoảng mười ba, mười bốn tuổi đến trường xin học. Đó là các em Quốc Gia Nghĩa Tử, cha cácem vừa mới hy sinh tại một chiến trường xa gần nào đó. Tôi đã chú ý tới vẻ mặt ngơ ngác của các em cũng như đôi mắt thâm sâu và u buồn của các bà mẹ. khi bà giám thị nhà trường –làm theo đúng bổn phận- hỏi về lý lịch của người chồng quá cố thì kỷ niệm bất giác đã khiến các bà mẹ sụt sùi khóc. Cùng lúc đó,trên đôi mắt của bà giám thị tôi cũng thấy long lanh những giọt lệ. Hình ảnh này,khi tôi mới bước chân tới trường khiến tôi có được một ý thức đầy đủ về nhiệm vụ của các giáo sư chúng tôịBổn phận ấy không phải chỉ là đơn thuần truyền đạt cho các em học sinh những kiến thức phổ thong hay kỹ thuật mà chúng tôi còn phải biết thương mến các em,cố gắng một phần nào thay thế được người cha mà ngày nay các em không còn nữạDo đó, theo tôi, các trường Quốc Gia Nghĩa Tử phải được đặt dưới dấu hiệu của TÌNH THƯƠNG.Trường Phổ Thông, trường Kỹ Thuật,khu Nội Trú là những kiến trúc khá đẹp mắt được xây cất trên một diện tích khá rộng, tiếp giáp với phi trường Tân Sơn Nhất.Tôi còn nhớ hồi đó, các phi cơ quân sự cất cánh,hạ cánh hầu như liên tục và tiếng động cơ thường làm át tiếng giảng bài của các giáo sư kế cận trường Kỹ Thuật có một ngôi nhà hai tầng, tầng trên là các Văn phòng của viện Giáo dục Quốc Gia Nghĩa Tử và tầng dưới có phòng làm việc của các cố vấn Hoa Kỳ.
Quyền hành của Viện bao phủ lên tất cả mười ba trường Quốc Gia Nghĩa Tử toàn quốc. Ông Viện Trưởng–bác Sĩ Trương Khuê Quan –là một nhà trí thức tính tình hiền hòa,đôn hậu và ông rất thiết tha với công việc giáo dục các QUốc Gia Nghĩa Tử. Có lẽ vì thấy tôi có cùng chung chí hướng đó nên ông rất mến tôịÔng là thượng cấp nhưng luôn coi tôi như một người bạn,và hơn thế nữa,một người em trong gia đình.Bác Sĩ Quan ngày nay không còn nữa nhưng tôi chắc hương hồn của ông, cũng như hương hồn của các cha anh các Quốc Gia Nghĩa Tử, vẫn còn phảng phất đâu đây và luôn phù hộ cho chúng ta…như tôi đã nói ở trên, tầng dưới của tòa nhà hai tầng có phòng làm việc của các cố vấn Hoa Kỳ.Hồi đó hai bên Việt nam và Mỹ có dự tính cải tổ giáo dục, thiết lập một chương trình giáo dục mới có tính cách vừa phổ thong vừa kỹ thuật được biết dưới tên gọi comprehensive school(tạm dịch:giáo dục tổng hợp)và mười ba trường Quốc Gia Nghĩa Tử được chọn làm các trường dẫn đạo(pilot schools.)Tuy nhiên với biến cố 1975,comprehensive schools sẽ không bao giờ có cơ thực thi trên phạm vi toàn quốc.Tôi còn nhớ tên hai vị cố vấn trưởng do đại học Ohio cử tới làm việc tại đây là Tiến Sĩ Knox và Bà Tiến Sĩ Felsinger.Đồng thời với Hoa Kỳ,chúng ta cũng nhận được sự trợ giúp của một số quốc gia bạn khác.Riêng trường Kỹ Thuật Quốc Gia Nghĩa Tử đã mang nặng dấu ấn của những sự giúp đỡ trên. Thật vậy, tại trường này,các em đã được chứng kiến những xưởng sắt, xưởng mộc,xưởng điện tử cùng các phòng học về nữ công,gia chánh được trang bị khá đầy đủ.Thế rồi năm định mệnh,năm 1975,đã đến.Thày trò Quốc Gia Nghĩa Tử ly tán.Nhưng nghĩa tình năm xưa vẫn sống mãi trong lòng mỗi thày,mỗi cô cũng như mỗi em học sinh.Do đó hơn bốn thập niên sau chúng ta mới có được cuộc gặp gỡ đầy xúc động như ngày hôm naỵCác thầy cô giờ đây tuổi đã về xế chiều của cuộc đời còn các em học sinh đã có gia đình,có con đôi khi cháu nội,cháu ngoại nữạNhưng không hiểu sao, chiều tối hôm nay,khi trông thấy các em, thày cứ tưởng chừng như các em vẫn còn là những cô bé, những cậu bé của năm xưa nên thầy đã không ngần ngại vuốt tóc và xoa má của các em.
Một lần nữa,thầy cảm ơn các em đã cho chúng ta có cơ hội gặp lại nhaụVà với tư cách người lớn tuổi nhất,thầy xin phép được thay mặt các thầy, các cô để kết luận rằng những năm tháng được sống gần gũi và dìu dắt các em là thời gian hạnh phúc nhất và có ý nghịa nhất trong cuộc đời đi dạy học của chúng tôị”để tưởng nhớ công ơn và sự hy sinh của các người cha nên chế độ cũ thường dành nhiều ưu ái cho các QGNt. Các em được theo học miễn phí tại các trường QGNT,được nuôi ăn ở tại khu nội trú và một số đáng kể được gủi đi học tại ngoại quốc, nhất là tại Hoa kỳ. Cuối mỗi niên học,Tổng Thống Thiệu thường đều đặn tới chủ tọa lễ phát thưởng và phu nhân của ông đã hoan hỉ nhận danh hiệu “mẹ nuôi của các QGNT.” Phần thưởng danh dự thường là một chiếc xe đạp do chính ông Tổng Thống vui vẻ traọVà trước khi trao, thường có một màn biểu diễn ngoạn mục:ông Thiệu leo lên chiếc xe rồi đạp một vòng quanh hội trường trước những tràng vỗ tay nồng nhiệt của cử tọa gồm nhiều bộ trưởng, tướng lãnh và công chức cao cấp.

Thế rồi tháng tư 1975,quân đội Việt nam Cộng Hòa tan rã,chế độ miền nam cáo chung, trường QGNT ngưng hoạt động vì chế độ mới hạ lệnh các công chức của chế độ cũ không được bỏ nhiệm sở nên,không muốn phạn tội đào nhiệm,một số đông các giáo sư-những người không vượt biên được,vẫn hàng ngày phải tới trường dù tại đây không còn bóng dáng một học sinh nàọChúng tôi phải tham dự những buổi học tập chánh trị điều khiển bởi hai chị cán bộ đến từ một mật khu gần Saigon và được Đảng giao trọng trách tiếp quản nhà trường Lúc nàu đây mọi người đều hoang mang không biết tương lai mình sẽ ra saọRiêng tôi,với cấp bậc Trung tá quân đội Việt Nam Cộng Hòa,tôi nghĩ mình sẽ không thể nào có một chỗ đứng trong xã hội mới và chỉ còn chờ ngày lên đường đi học tập cải tạọTôi đã bị di chuyển qua nhiều nhà tù cải tạo,bắt đầu tại miền Nam rồi sau đó qua miền bắc.Sau năm năm,tôi được trả tự dọTôi đã không khỏi ngạc nhiên khi thấy mình có thể hội nhập được vào xã hội mới và,hơn thế nữa,những năm tiếp theo sống tại Saigon có thể nói là khá thoải máị

Tôi đã tới thăm trở lại trường QGNT năm xưạ Ngày nay trường mang tên mới là Lý Tự trọng và thâu nhận con các liệt sĩ của Quân đội Nhân Dân.Tôi chỉ còn có thể đứng ngoài để nhìn và,dò hỏi tin tức,tôi được biết con các liệt sĩ vẫn tiếp tục ăn ở tại khu nội trú nhưng trong những điều kiện không bằng các QGNT ngày trước.Ngày nay, các em phải vừa học,vừa lao động,thí dụ chăm sóc vườn rau sau khu nội trú để có thêm rau cải thiện những bữa ăn.Trông thấy bóng dáng những em nhỏ đó thấp thoáng tại cổng trường Lý Tự Trọng tôi đã có suy nghĩ gì? Cha các em là thành phần của một quân đội đối nghịch với quân đội Việt nam Cộng Hòa trong một cuộc chiến đẫm máu kéo dài hai thập niên. Nhưng sao sự xuất hiện của các em không gây một chút ác cảm nào trong tôỉ Trái lại đã có một sự thương cảm nào đó khi tôi nghĩ rằng - giống như các QGNT ngày trước – các con liệt sĩ là những đứa trẻ bất hạnh sớm mất đi tình thương của người chạCác em chỉ là nạn nhân vô tội của một cuộc chiến do những người lớn – nhân danh những lý tưởng này nọ- gây rạ

Tôi mong rằng với thời gian, những thù hận ngày trước sẽ tiêu tan, nước Việt Nam vĩnh viễn sống trong hòa bình, người Việt nam vĩnh viễn sống trong tình tương thân tương áị Để trong tương lai không còn có nữa những em nhỏ bất hạnh mang những tên gọi tương tự như “quốc gia nghĩa tử” hay “con liệt sĩ”…

Thày Đặng Trần Dư


 

 
 

 
Merry Christmas Flickr Friends! by [Lost in rainbows].

 


 

 

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
have been 981 visitors, 26 visitors (29 hits) on this page!
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free