* Thầy Huỳnh Thanh Hải( Sau về Xưởng Kỹ Nghệ Họa)
* Thầy Huỳnh Sơn Cương
CÁC VỊ TỔNG GIÁM THỊ:
Thầy Huỳnh Văn Lâu
* Thày Bùi Văn Đắc( Thay thế Thày Huỳnh Văn Lâu trở về xưởng)
CÁC VỊ GIÁM THỊ:
Thầy...Liêm- Cô Nguyễn Thị Liêm(Cô Liêm đang ở Fremont-California)
CÁC VỊ NHÂN VIÊN VĂN PHÒNG:
* Ông Nguyễn Văn Thành.
* Ông. . . Đường
* Cô. . Ánh
* Ông. . . & Ông. . .
Trường đựơc xây cất trên một diên tích gần 30.000 mét vuông,với một dãy nhà trệt,kiến trúc theo lối học xưởng. Theo kế hoạch dự trù,các phòng học sẽ được xây cất thêm về saụTạm thời để đáp ứng cho nhu cầu cấp bách buổi đầu, trường được chia thành 5 học xưởng và 8 phòng học.Về máy móc trang bị,lúc đầu do các cơ quan Hoa Kỳ chuyển nhượng đươc một số ít máy móc chia đều cho các học xưởng.Về sau, do ngân sách tự trị của Viện Giáo dục QGNT,Trường được trang bị dần thêm các loại máy móc,dụng cụ va bàn ghế, v. v. . . Riêng xưởng điện tử vào năm 1970 đã nhận được sự viện trợ của Chính Phủ Ý Đại Lợi,gồm các máy móc,dụng cụ tối tân,cộng thêm các tài liệu hướng dẫn giảng dậy thật phong phú.Ngoài ra học xưởng Điện tử còn đươc tân trang với bàn ghế hoàn toàn mới, có máy điều hòa không khí nữa.
Trường KT-QGNT trực thuộc Viện Giáo dục Quốc Gia Nghĩa Tử(Bộ Cưụ Chiến Binh) về hành chính và tài chính , nhưng về chuyên môn Trường lại lệ thuộc Nha Kỹ Thuật và Chuyên Nghiệp Học Vụ ( Bộ Giáo Dục). Ngay trong niên khóa đầu tiên, Trường đã mở được 2 lớp chính thức theo đúng học trình của Nha Kỹ Thuật và Chuyên Nghiệp Học Vu.. Bên cạnh đó trường còn mở thêm các lớp huấn nghệ đoản kỳ, để giúp đỡ các học sinh QGNT muốn sớm có một nghề mưu sinh. Qua quá trình đào tạo, trường đã cấp bằng tốt nghiệp cho hon 300 học sinh tốt nghiệp các lớp Đoản kỳ bao gồm các ngành như : Cơ khí ô tô - Kỹ nghệ Họa - May cắt - Kỹ nghệ Gỗ - Kỹ nghệ Sắt - Điện nhà và Điên tử.
Các học sinh chính thức của trường tới năm 1975 gồm Ban Kỹ Thuật Toán và các Ban Chuyên nghiệp khác, từ lớp 9 tới lớp 12 tổng cộng trên 300 học sinh theo học.
DANH SÁCH CÁC THÀY- CÔ CÁC BỘ MÔN KỸ THUẬT VÀ VĂN HÓA:
*Xưởng Kỹ nghệ Gỗ: Thầy Nguyễn Ngọc Anh.
* Xưởng Kỹ nghệ Sắt:
-Thầy Nguyễn Thế Thọ
- Thầy Vương Thành Phát
* Xưởng Điện Nhà:
- Thầy Phạm Văn Hòa ( Sau thuyên chuyển về Công Ty Điện Lực )
- Thầy Hồ Văn Thành
* Xưởng Cơ Khí Ô Tô:
- Thầy Hồ Văn Miêng ( Sau thuyên chuyển về Công Ty Điện Lực )
- Thầy Võ Phú Cường
- Thầy Trịnh Văn Thông.
* Xưởng Nữ Công Gia Chánh:
- Cô Triệu Thị Chơi
- Cô Nguyễn Thi Xưng Huê
- Cô Trầm Ngọc Tuyết.
-Cô Nguyễn Thị Thanh Long ( dạy thêu đan )
* Xưởng Điện Tử:
- Thầy Phan Tấn Chữ.(Tạ thế năm 1978)
- Thầy Đỗ Trọng Hòa
* Xưởng Kỹ Nghệ Họa:
- Thầy Huỳnh Thanh Hải
- Thầy Nguyễn Khoan Hồng (Đang ở SEATLE-USA).
- Thầy Đỗ Đại Thanh Vân
* Bộ Môn Mỹ Thuật Hoạ
-Cô Đẹp
- Thầy Nguyễn Cao Mỹ
DANH SÁCH CÁC THÀY CÔ CÁC BỘ MÔN VĂN HÓA:
* Sử Địa Công dân:
-Thầy Ngô Đức Hải(San Jose- USA)
-Thầy Nguyễn Khoan Hồng ( Seatle-USA)
* Anh Văn:
Cô Đỗ Thị Phụng
Cô Đỗ Thị Kim Châu
Thầy Phạm Trọng Phu
Thầy Nguyễn Duy Định
* Việt Văn:Thầy Bùi Dã
* Toán:
- Thầy Nguyễn Thành Vân
- Thầy Nguyễn Văn Sự
- Thầy Nguyễn Phúc Thọ
- Thầy Nguyễn Văn Định
- Thầy Nguyễn Chí Thông
* Lý Hóa:
- Thầy Trần Khắc Lượng (Pháp)
- Thầy Nguyễn Văn Hồng
-Thầy Nguyễn Văn Định - Lý
- Cô Nguyễn Thị Hòa
-Cô Tâm
*Triết:
- Thầy Nguyễn Lộc Thọ
*Pháp Văn:
- Thầy Ninh Thế Việt
Sau ba mươi mốt năm biến động, tang thương dâu bể, vật đổi sao dời, trí nhớ chỉ còn nhớ đươc. một số các chi tiết trên, xin ghi vội ra đây, hy vọng giúp' các "cựu học sinh KT-QGNT" năm xưa hồi tưởng laị chút ân tình" thầy trò cũ" hay ít "kỷ niệm xưa"với ngôi Trường KT-QGNT dấu yêu.
Có gì sai sót, mong các em bổ túc thêm và bỏ qua nhé !-năm nay vừa sáu mươi rồi- Tiện đây tôi cũng xin bầy tỏ lòng cám ơn và sư cảm động vô cùng trước sự tiếp đón nồng hậu của các Bạn hữu cũng như của các cựu học sinh KT-QGNT đã dành cho tôi trong chuyến"hạnh ngộ" tai California vừa quạ. Những tình cảm cũng như những kỷ niệm đẹp đó,tôi sẽ trân quý và mang theo mãi suốt quãng đời còn lại
- Đỗ Trọng Hòa - Tokyo - Japan
"