KyThuatQGNTSaiGon  
 
  MẸ và Kỷ niệm trong con. 05/05/2024 5:58pm (UTC)
   
 

 

 
Bauble by Frazer Roberts.

Khi thầy con mới mất,gia đình mình khó khăn,cả nhà trông chờ vào đồng lương và trợ cấp,mẹ tần tảo buôn bán đủ thứ loại chạp phô,nói bán ở ngay chợ An Đông ai nghĩ chắc cũng quầy tiệm,có ai dè đâu đôi thúng mủng mà mẹ gánh đi hàng ngày,nghĩ lai con khg sao ngăn được dòng nước mắt,xót thương mẹ qúa cực nhọc nuôi 9 anh em con,mà Thầy để lại cho mẹ,nơi xứ người không một người thân(Tôi kêu ba bằng thấy,gia đình tôi di cư năm 1954). 

Sáng ra khi con đi học,là mẹ gánh hàng ra chợ,tướng đi xiêu vẹo,vì nhiếu hàng hóa bên trong trĩu nặng,ánh mắt con luôn dõi theo,cho đến khi bóng mẹ khuất xa,con thương mẹ vô cùng,nhưng khg biết làm sao,chia sẻ khó khăn, Con chấp nhận thực tế,bữa cơm trưa là,cơm nguội còn hôm trước,mang rang cả nhà cùng ăn,còn bao nhiêu cho vào lon Guigoz,để bửa trưa con ăn trong trường,con nhớ khi nhập hoc bên trường kỹ thuật,đả hai lần mẹ dấu hai giòng nước mắt,nước mắt mẹ chảy vào trong,giờ đây con lớn con mới chợt nhận ra,đó là lần con xin mẹ sắm cho con hộp compaz vẽ kỹ thuật,và cuốn sách”Introduction L’angle technique,mẹ chờ con hỏi giá,khi vểi con nói giá tiền để mua mẹ giật thót cả người,khi đó con không tinh ý nhận ra,và con thấy mẹ cứ khất lần,xong cũng chưa có tiền mua,lúc đó con làm sao biết mẹ đau xót thế nào,ruột gan dày vò do chuyện nhà mình không thể sắm được cho con được bằng chúng bạn,điều an ủi cho con là các bạn con số đông cũng như con,vi toàn những đứa con mồ côi do chiến tranh mà rạ

Bữa cơm nào,gia đình mình cũng vui,quay quần bên nhau,chúngcon đùa giỡn,ăn uống thỏa thích,nào ai để ý me ngồi ở võng thấy chúng con càng ngày càng lớn,sức ăn càng khỏe ra,thì sức nặng đôi vai mẹ trĩu xuống,ánh mắt mẹ cứ nhìn xa xăm,con đâu biết trong chén cơm của mẹ có cả nước mắt,chiếc võng đu đưa và tiếng quạt đều tay,thêm tiếng thở dài và chép miệng con biết lòng mẹ không an vui,mẹ kêu con mở đàịcác tin chiến sự nảy ra ác liệt khắp mọi nơi có ai biết trong những trận chiến đó đều có con của mẹ tham gia,con chưa hề  thấy mẹ than thở,con giờ mới hiểu sức chịu đựng kiên cường của mẹ như thế nào, không bút mực nào ta xiết mẹ ơi!

Vì loạn lạc con phải tạm thời xa mẹ,con lên đường đi lính,khi năm 75 trở về con lại đi Thanh Niên xung Phong,Vì con biết,ở nhà mình không thể một lúc nuôi 5 năm em đang sức ăn,sức lớn.Đồ đạc nhà mình ,cái gì qúy giá thì đã bán đi để lo cho các em,nay các em đã khôn đã lớn và đã có gia đình,yên bề gia thất,mẹ cũng mãn nguyện phần nào!!Mẹ hay gởi quà lên đơn vị con con,món quà bình thường chỉ là lon muốn vừng ,hay lọ mắm ruốc khỏ xả ớt,nhưng lúc con ăn con khg dám ăn nhanh và hết,con tưởng tượng đó là tình yêu mẹ gói gọn cho con,không đành đoạn ăn ngay,con nhớ mẹ nhất vào những ngày mưa bão,khg biết ai giúp mẹ hứng dột hay chạy mưa,thường những lần đó con khóc hoài,như khi xưa con đi học nội trú xa nhà.
 Đến lúc này ,không còn lo buôn gánh ,bán bưng để lo cho chúng con,thì lại đối đầu với bệnh tật,tim mạch sương,khớp,bệnh gì cũng thấy mẹ có,anh em con bây giờ có khả năng,có tất cả những gì để lo báo đáp,nhưng mẹ khg còn khỏe để hưởng những lạc thú đó,me hay nói vui” Mai mốt mẹ 100 tuổi,các con nhớ cho mẹ nghe kèn tây nhé”.Trong xóm, chỗ nào có kèn trống đám ma,là mẹ gói trầu cau đi xem…Con đâu biết đó là tìn hiệu mẹ sắp đi xa,trong hai tháng chúng con bên mẹ đêm ngày,nhưng mẹ vẫn xa các con,kể từ nay con vĩnh viển xa mẹ,chĩ còn kỹ niệm là còn mãi bên con… Đời mẹ quanh quẩn quanh  mấy chữ;Buồn, Khỗ, Cô đơn.

Chúng con luôn cầu nguyện,nơi mẹ về ,cõi Vĩnh hằng,nơi chỉ có Hạnh Phúc,cực lạc mà thôi mẹ ơi!.con còn nhớ câu thơ,hay mà khuyết danh con ghi lại,đọc lại mẹ nghe:


Gánh từ thuở mẹ tóc xanh.
Đến nay tóc trắng năm canh nhớ chồng,
Gánh dịu dàng nỗi nhớ mong .
Cả đời mẹ gánh nặng vaị
Gánh cho đất nước,gánh này cho con.
Gánh tào khê mãi sắt son,
Gánh nào cho mẹ?lòng con ngậm ngùi…
Mùa xuân xa mẹ2009                                      
Ngô Hùng 731.



Trường Trung Học Kỹ Thuật QGNT
Sanjose,12/18/2009
Thực Hiện: ĐịnhLê KT 721
 

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
have been 981 visitors, 22 visitors (33 hits) on this page!
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free